- Có bao giờ bạn mơ một giấc mơ và vẫn nhớ một cách rõ ràng ngay cả khi bạn đã thức dậy?
- Có bao giờ bạn cảm thấy tin tưởng vào một giấc mơ nào đó của mình chưa?
- Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao ta lại nằm mơ?
- Giấc mơ có ý nghĩa gì với ta không?Tôi còn nhớ, năm tôi lên lớp 6, trường tôi có một thư viện. Thi thoảng, tôi mượn một vài cuốn sách. Có lần, nhìn trong phiếu liệt kê các đầu sách, tôi thấy tựa sách là “Giải mã giấc mơ”. Tôi rất tò mò và định rằng lần tới sẽ mượn sách về đọc. Nhưng, bằng cách nào đó, tôi đã không mượn cuốn sách ấy.
Từ đó đến nay cũng được 17 năm. Một buổi sáng nọ, có người chị hỏi tôi:
- Khi buồn, em sẽ làm gì?
Tôi trả lời ngay mà không hề do dự:
- Em sẽ ngủ.
Sau đó, chị viết lên một tờ giấy A4 và đưa tôi đọc. Tôi nhớ nội dung có đại ý thế này:
Buồn --> Ngủ --> Để cho não bộ xử lý.
Điều này khiến tôi ngạc nhiên. Có vẻ, tôi đã nhận ra điều gì chăng.
Tôi viết tiếp theo sau dòng chữ của chị:
Buồn --> Ngủ --> Để cho não bộ xử lý --> Em hay có những giấc mơ về giải quyết những vấn đề.
Chiều hôm đó, khi mở cuốn “Liệu pháp tâm hồn” để đọc tiếp những nội dung còn lại, tôi tình cờ nhìn thấy chương cuối của sách có tựa đề “Sử dụng giấc mơ”. Thì ra, cũng đã đến lúc tôi tìm hiểu về giấc mơ.
“Những giấc mơ, khi ta nhớ về chúng, chúng thường xuất hiện một cách mơ hồ và không thể hiểu được. Ở xã hội chúng ta không có “văn hóa mơ”. Điều đó có nghĩa là, khi ta còn trẻ hay thành thiếu niên, người thân của ta đã không dạy ta giấc mơ là gì và nó có thể hữu ích như thế nào. Phần lớn thời gian, giấc mơ bị tầm thường hóa và bị lãng quên. Nhưng trái với những gì đôi khi ta có thể được nghe, giấc mơ có ý nghĩa! Chúng là một hình thức giao tiếp của Vô thức đến ý thức. Vô thức đang cố gắng gửi đến cho ta một thông điệp.
” Và thông điệp đó là gì nhỉ?
Bình luận bài viết